Gợi ý đến bạn đọc một số các phương pháp giúp tăng tốc và cải thiện hiệu suất hoạt động của các thiết bị Wireless Router trong gia đình.
Trong cuộc sống ngày nay, việc sở hữu các thiết bị như smartphone, laptop, tablet hay một thiết bị có khả năng kết nối internet là việc hoàn toàn dể hiểu. Bởi vậy, vai trò của các thiết bị thu phát tín hiệu mạng được nâng lên một tầm cao mới và là thành phần không thể thiếu của mỗi gia đình, cơ quan hay những nơi đông người.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp phải các vấn đề như sóng Wifi chập chờn, tốc độ kết nối có phần chậm chạp,.. Mời bạn hãy tham khảo và thử qua các phương pháp được gợi ý sau đây.
Khởi động lại thiết bị
Hầu hết các thiết bị Router mới hiện nay không cần phải khởi động lại một cách thường xuyên, nhưng nếu bổng nhiên bạn không thể kết nối vào Internet thì việc khởi động lại Router là thao tác mà bạn nên nghĩ đến đầu tiên. Trên thực tế thì khi bạn cần trợ giúp cho trường hợp thiết bị Router có vấn đề thì việc đầu tiên mà bộ phận Support của nhà sản xuất cần bạn làm là khởi động lại thiết bị.
Một số các thiết bị Router thường phải “nhờ” bạn thao tác khởi động lại thường xuyên để có hiệu suất phát sóng và tốc độ tốt nhất. Và một số lại được trang bị thêm tính năng tự khởi động lại theo lịch trình lập trước của người dùng như DD-WRT hoặc Tomato trong firmware nên bạn có thể khai thác và lệnh lịch cho chúng ở những khoảng thời gian rảnh rỗi như khi đi ngủ hoặc đi làm.
Sử dụng một Ăn-ten tốt hơn
Thường thì trên thiết bị Wireless Router đều được trang bị một ăng-ten để truyền/phát sóng ra xung quanh. Khi bạn đặt thiết bị này ở sát tường, một phần sóng có thể sẽ được truyền ra khu vực bên ngoài. Trong khi những khu vực khác không gần phạm vi phủ sóng của ăng-ten thì sóng lại yếu đi.
Để giải quyết bạn có thể thay ăng-ten có sẵn của nhà sản xuất bằng ăng-ten khác chỉ phủ sóng ở một hướng nhất định. Phương pháp này là một cách đơn giản để cải thiện chất lượng tính hiệu sóng mà không cần phải mua một thiết bị Router mới.
Thay đổi chuẩn băng tần
Các thiết bị Router mới hiện nay đều hỗ trợ chuẩn 802.11n cung cấp khả năng phủ sóng rộng hơn và tốc độ kết nối nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các thiết bị cũ có thể vẫn còn đang sử dụng giao thức cũ hơn là 802.11g sẽ nhận được tốc độ chậm hơn tốc độ thực của gói mạng mà mình sử dụng.
Nếu người dùng muốn cải thiện chất lượng kết nối phục vụ những nhu cầu như gaming hay stream videos, đồng thời sở hữu router hỗ trợ chuẩn 802.11n với khả năng làm việc với 2 dải tần đồng thời (dual band), phương án tối ưu sẽ là cấu hình để dải 5GHz chỉ sử dụng độ rộng băng tần 40MHz. Đồng thời cũng cần bảo đảm rằng tất cả các thiết bị sử dụng cho việc stream video hay gaming có hỗ trợ chuẩn 802.11n, dải 5GHz, độ rộng băng tần 40MHz và quan trọng nhất là các thiết bị đó chỉ giao tiếp với dải 5GHz. Chú rằng cấu hình này cho độ phủ sóng kèm hơn một chút, nhưng dù sao thì cũng ít ai muốn stream video ra những nơi quá xa như tận… ngoài sân hay trên sân thượng cả.
Với cấu hình mặc định, nhiều router sử dụng độ rộng băng tần 20MHz cho dải 2,4GHz. Truyền tải dữ liệu trong mạng không dây sử dụng cấu hình này dĩ nhiên là không hiệu quả bằng việc sử dụng cấu hình 40 hay 60MHz, nhưng chế độ 20MHz hoạt động tốt với các thiết bị không dây đời cũ và thường có tầm phủ sóng rộng hơn.
Dĩ nhiên trong trường hợp cần thiết và điều kiện kinh tế cho phép, chỉ một chú repeater là quá đủ để giải quyết yếu điểm nho nhỏ này.
Trong trường hợp bạn đang tự hỏi là giao thức nào nhanh nhất thì bạn có thể xác định theo thứ tự ac > n > g > b. Do đó, khi chọn mua Wireless Router, bạn nên bỏ qua các lựa chọn có chuẩn giao thức “g” và “b”.
Thay đổi vị trí đặt Wireless Router
Có rất nhiều thứ khiến sóng wifi bị cản trở trên đường nó “đáp” đến thiết bị của bạn, ví dụ như bức tường ngăn cách giữa phòng ngủ và nhà bếp, tấm rèm bằng gỗ hay cửa kính ngăn cách giữa phòng bạn và phần còn lại của thế giới…
Do đó hãy chọn vị trí thuận lợi (có thể làm vài lần cho đến khi bạn cảm thấy thiết bị di động có thể bắt sóng tốt nhất), đặt router tại đó, và tận hưởng cảm giác lướt internet thần tốc. Mẹo nhỏ là bạn nên để ăn-ten của router thẳng đứng, đừng để nó nằm ngang, như vậy tình trạng mạng có thể được cải thiện rất đáng kể.
Nếu thay đổi vị trí không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc mua bộ tiếp sóng. Dụng cụ này giúp tăng tầm phủ sóng khoảng 25 mét, nhưng yêu cầu cài đặt khá rắc rối.
Cập nhật Firmware cho Router
Hầu hết người dùng đều bỏ qua việc cập nhật firmware cho thiết bị và điều ấy cũng góp phần khiến tốc độ Wi-Fi giảm đi đáng kể. Do vậy, bạn phải thường xuyên truy cập vào trang web của nhà sản xuất để tìm những bản cập nhật mới nhất (điều này hết sức dễ dàng), sau đó cài đặt thông qua giao diện của router.
Và khi đã thực hiện việc cập nhật, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn!
Theo genk