PHÁT HIỆN LỖ HỖNG ANDROID TỰ CHỤP HÌNH GỞI ĐI MÀ KHÔNG BIẾT

Một chuyên gia bảo mật mới đây vừa phát hiện một lỗi bảo mật khá nghiêm trọng trên HĐH Android cho phép máy ảnh tự chụp hình và gửi đi mà chủ nhân của nó không hề hay biết.

Mối đe dọa đã được phát hiện bởi nhà nghiên cứu an ninh Szymon Sidor và được đăng tải trên blog Snacks For Your Mind. Theo ghi nhận của Sidor, ông có thể lấy ảnh liên tục từ một chiếc smartphone bằng một ứng dụng đơn giản được tạo ra và cài đặt trên máy tính kể cả khi thiết bị tắt đi và tải lên một máy chủ từ xa. Tất nhiên, mọi thứ được chạy ngầm và chủ nhân của nó không hề hay biết.

Để chứng minh cho phát hiện của mình, Sidor đã ghi lại một đoạn video “biểu diễn” và mọi thứ giống như lời ông nói. Nguy hiểm hơn, ông cho biết hiện có rất nhiều ứng dụng trên Google Play có chức năng này và người dùng cần phải dè chừng.

Theo Sidor cho biết trên blog Snacks For Your Mind, dấu hiệu nhận biết điều này cũng không phải là khó. Người dùng chỉ cần để ý kĩ xem màn hình mình lâu lâu có tự động bật lên và tắt ngay sau đó hay không là có thể biết được. Ông cũng đang tìm hiểu những dấu hiệu khác có thể xảy ra.

Hiện tại, Sidor cũng đưa ra một số lời khuyên hữu ích với người dùng trên blog của mình đồng thời liên hệ với Google về lỗi này, hi vọng gã khổng lồ phần mềm đưa ra bản vá sớm.

Kết thúc bài viết của mình, Sidor có một yêu cầu đơn giản với đội ngũ an ninh của Android: “Hãy nỗ lực nhiều hơn vào việc đảm bảo sự riêng tư của người sử dụng”.

Ngày nay, vấn đề bảo mật từ các ứng dụng trên cửa hàng Google Play đang được quan tâm khá nhiều từ Google. Theo báo cáo từ F-Secure, Google làm khá tốt điều này khi chỉ 1% các ứng dụng trên cửa hàng “dính” mã độc. Tuy nhiên theo ghi nhận từ Forbes, có tới 33% lượng ứng dụng từ bên thứ ba có nguy cơ cài sẵn phần mềm độc hại.

Theo Neowin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *